Du lịch và thắng cảnh Viên

Votivkirche

Viên là một điểm du lịch ngày càng được ưa thích hơn. Khoảng 30% trong số tất cả các lao động ở Viên làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho ngành du lịch. Phần lớn khách du lịch đến vào tháng 12 khi Viên có thể phục vụ với các chợ Giáng sinh. Đa phần khách du lịch đến từ Đức, sau đó là Ý, Hoa KỳThụy Sĩ. Tỷ lệ khách du lịch đến từ Đông Âu và Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong năm 2004 Viên có tổng cộng 8,4 triệu lượt người ngủ qua đêm.

Một số thắng cảnh quan trọng nhất:

Toàn thành Viên có khoảng 300 nhà hát kịch và phòng hòa nhạc được phân bố khắp nơi. Trong đó nổi tiếng nhất là Nhà hát kịch quốc gia Viên, được tôn làm Trung tâm ca kịch của thế giới. Đây là kiến trúc hùng vĩ mang phong cách La Mã. Phòng trước và phòng bên đều được xây bằng đá hoa cương, bên trong có ảnh hoặc treo ảnh của các nhạc sĩ lớn và nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà hát gồm 6 tầng với 1.600 chỗ ngồi, tầng 6 có thể chứa hơn 560 khán giả đứng, mỗi năm ở đây diễn tới 300 buổi. Mỗi buổi diễn đều thay đổi tiết mục, với giá vé đắt cắt cổ. Đêm giao thừa, nhà hát còn tổ chức vũ hội. Đúng 12 giờ đêm, tổng thống và các vị quan chức nổi tiếng đều tới nhà hát đón giao thừa, và quang cảnh này được phát sóng trực tiếp trên nhiều kênh thế giới.

Phòng hòa nhạc Viên là phòng hòa nhạc cổ nhất, hiện đại nhất trong thành phố. Nó được khởi công xây dựng năm 1867, là kiến trúc mang phong cách văn nghệ phục hưng Italy, cổ kính mà trang nhã. Tường ngoài hai màu hồng xen kẽ vàng, trên mái dựng rất nhiều tượng Nữ thần âm nhạc. Bên trong có phòng biểu diễn màu vàng kim, mỗi năm đều có 6 ban nhạc nổi tiếng thế giới đến biểu diễn.

Khu rừng ngoại ô phía tây Viên nhờ bản nhạc Câu chuyện khu rừng Viên của Strauss mà nổi tiếng khắp nơi. Khu rừng trải dài tới 10 km cạnh dòng nước trong xanh, cảnh đẹp như tranh vẽ với hình ảnh nhiều ngôi làng nhỏ xinh xắn yên tĩnh, mang tới cảm hứng cho nhiều họa sĩ, nhạc sĩ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ. Tại ngôi làng nhỏ trên Hailigenstaite, nhạc sĩ thiên tài Beethoven với một bên tai điếc đã viết nên tác phẩm danh tiếng Hailigenstaite làm di chúc, thể hiện sự bất bình của ông đối với nhân thế và vận mệnh. Bản nhạc Sông Danube xanh và Câu chuyện khu rừng Viên của nhạc sĩ Johann Strauss II cũng được sáng tác trong khung cảnh yên tĩnh này.

Viên không chỉ là thành phố âm nhạc mà còn là thành phố lịch sử. Thế kỷ 1, Viên từng là cứ điểm biên phòng quan trọng của đế quốc La Mã. Năm 1137, nó trở thành thủ đô nước Áo. Từ thế kỷ 15, Viên là thủ đô của đế quốc La Mã Thần thánh và là trung tâm kinh tế châu Âu. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, Viên là một trong những khu trung tâm chính trị của châu Âu với cái tên "Đô hội văn hóa lớn". Trong thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh của các thời kỳ khác nhau, nhưng hấp dẫn nhất là Hoàng cung của đế quốc Áo - Hung. Đây là cung điện đặc biệt: thiếu sườn bên trái. Cung điện chính hiện nay là viện bảo tàng quốc gia, bên trong vẻ đẹp bị lệch đó được giữ gìn một cách trân trọng. Sườn bên phải là cung điện phụ, diện tích lớn hơn cung điện chính, giờ là phủ tổng thống và phủ thủ tướng. Trước đây, người ta dự định xây cung điện ở sườn bên trái, nhưng vì đại chiến thế giới nổ ra, hai đế quốc tan rã và dạt về phía Đông. Hoàng cung không cân đối bỗng chốc trở thành di tích để lại suy ngẫm cho người đời.

Giáo đường Phenstejan nằm không xa phía tây bắc Hoàng cung là một kiến trúc mang phong cách Gotich đẹp nhất nước Áo. Giáo đường gồm một ngôi tháp chính cao 138 m, đứng trên đỉnh tháp có thể nhìn được toàn bộ thành phố. Chuông tháp cứ đúng giờ lại kêu vang vọng không gian. Bên trong có 1.400 căn phòng gọi là "cung bích vạn", với những phòng được viềm khảm gỗ tứ đàn, hắc đàn và voi theo kiểu Trung Quốc. Có những phòng được trang trí theo kiểu Nhật Bản.

Viên cũng có nhiều kiến trúc rất hiện đại. Năm 1964, tháp Danube được xây dựng với chiều cao 252 m, du khách có thể đi thang máy lên thẳng quán cà phê trên đỉnh tháp. Quán cà phê được tạo với ba trục tháp vàng với các góc độ khác nhau, cứ 30 phút lại quay một vòng. Du khách tới đây vừa nghe nhạc, vừa uống cà phê và ngắm cảnh thành phố. Tòa nhà Liên Hợp Quốc, công trình kiến trúc lớn nhất thành phố được khánh thành năm 1979, nằm trên bờ bên trái sông Danube, với diện tích 180.000 m2.

Tranh cãi tượng Hồ Chí Minh

Hiệp hội Áo-Việt tuyên bố, Việt Nam muốn thiết lập một tượng tưởng niệm, đã được sở công viên thành phố cho phép. Việt Nam chịu trả tiền việc hình thành và thiết lập tượng bán thân ở Donaupark, sau đó nó trở thành sở hữu của thành phố Viên, mà phải chăm sóc và duy trì nó. Chỉ một tuần sau, lãnh đạo ÖVP Wien Gernot Blümel, cho là đây là một vấn đề rất kỳ lạ, một nhân vật về lịch sử đầy tranh cãi lại nên có tượng tưởng niệm. Phát ngôn viên văn hóa bà Maria Fekter cho đây là một chuyện diễu trong mùa hóa trang. Cả phía đảng FPÖ cũng có chỉ trích. "Đúng ra bộ trưởng Văn hóa Drozda phải lên tiếng và phản đối việc dựng tượng để tưởng niệm tên Cộng sản giết người hàng loạt Hồ Chí Minh tại Donaupark", phó chủ tịch FPÖ và chủ tịch thứ ba của Hội đồng quốv gia Áo Norbert Hofer. Cả đảng Xanh cũng lên tiếng bằng Twitter, họ không chấp thuận, cả cấp xã lẫn cấp quận. Trả lời các lời chỉ trích, Peter Jankowitsch, cựu ngoại trưởng Áo và chủ tịch Hiệp hội Áo-Việt, cho biết, ý tưởng tượng bán thân là của Việt Nam để ăn mừng 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Áo và Việt Nam. Chỉ trích về danh tiếng ông không chấp nhận, đối với Việt Nam ngày nay Hồ Chí Minh là một vị anh hùng, cũng như hoàng đế Franz Josef đối với đế quốc Áo Hung cũ. Người ta có thể chấp nhận hay không, nhưng khi có quan hệ ngoại giao khó mà từ chối biểu tượng quốc gia của họ. Về việc chỉ trích Hồ Chí Minh là một kẻ sát hại nhiều người, ông cho đó là một điều đáng cười. Theo ông về lịch sử điều này không thể chứng minh được. Nó cũng tương tự như cho tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson là kẻ sát hại nhiều người, vì ông đã tiến hành chiến tranh Việt Nam. Những cáo buộc là một phần trong “chiến dịch trả thù” của người Việt lưu vong.

Qua nhiều chỉ trích thành phố Viên cho tạm ngưng dự định.[6]